Tháp Tài chính 108 tầng kỳ vọng sáng tạo biểu tượng mới của Đông Nam Á
Đuôi xe gây ấn tượng với dải đèn LED đồ họa bắt mắt xuyên suốt chiều rộng “khổng lồ” của chiếc xe. Kết hợp với đường nét thiết kế vuông vức, Kia Carnival 2022 không khác gì một chiếc SUV cỡ lớn kiểu Mỹ khi nhìn trực diện từ phía sau.Vật liệu sợi carbon bị soi xét sau vụ cháy máy bay ở Nhật Bản
Tại AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik sử dụng luân phiên hai cái tên Khuất Văn Khang và Nguyễn Văn Vĩ cho hành lang trái đội tuyển Việt Nam. Văn Vĩ ra sân 8 trận (4 trận đá chính, 4 trận vào sân từ ghế dự bị), trong khi Văn Khang đá 4 trận (3 trận đá chính, 1 trận vào sân từ ghế dự bị). Cả hai đều đã chơi đầy cố gắng, trong đó Văn Vĩ trở thành một trong những cầu thủ có màn ra mắt đáng nhớ nhất, khi ghi bàn ở trận đầu tiên trong màu áo tuyển. Còn với Văn Khang, ở tuổi 22, lại đá ở vị trí trái sở trường, được góp mặt ở một nửa số trận tại đội tuyển Việt Nam đã là đáng khen.Trong số 2 hậu vệ, HLV Kim Sang-sik ưu tiên Văn Vĩ hơn, bởi anh có kinh nghiệm 6 năm thi đấu tại V-League, từng được trui rèn ở 3 đội bóng (Hà Tĩnh, Hà Nội, Nam Định) nên có năng lực thích nghi tốt. Văn Vĩ cũng là 1 trong số 4 cầu thủ hiếm hoi của đội tuyển Việt Nam đá đủ 8 trận tại AFF Cup 2024, dù ban đầu, anh không lọt vào "mắt xanh" của ông Kim.Tốc độ, kỹ thuật, khả năng bám biên và tạt bóng đa dạng của Văn Vĩ rất hợp với lối đá trực diện của đội tuyển Việt Nam. Hậu vệ sinh năm 1996 không đá cầu kỳ, mà tập trung vào sự hiệu quả. Cùng với Ngọc Tân, Đình Triệu và Vĩ Hào, Văn Vĩ là phát hiện mới mẻ của ông Kim, cho thấy nếu có lối chơi phù hợp, mọi cầu thủ (dù bình thường nhất) cũng có thể trở thành mảnh ghép đúng đắn.Tuy nhiên, HLV Kim Sang-sik luôn muốn thử nghiệm không ngừng để tăng cường sức mạnh ở mọi vị trí. Văn Vĩ ổn, nhưng thầy Kim vẫn cần phương án có thể... ổn hơn nữa. Triệu Việt Hưng là cái tên tiếp theo sẽ được thử nghiệm. Nói về sự đồng cảm, có lẽ ở đội tuyển Việt Nam, không ai hiểu Việt Hưng hơn... Văn Khang. Cả hai đều xuất thân từ tiền vệ giữa, sau đó được đẩy sang cánh trái. Trước đây, Văn Khang đá tiền vệ tấn công ở U.19 Việt Nam dưới thời HLV Đinh Thế Nam. Nhưng sau khi ông Hoàng Anh Tuấn nắm quyền, Văn Khang chuyển ra cánh. Việt Hưng cũng vậy. Anh từng đá tiền vệ trung tâm tại HAGL (2016 - 2021), nhưng khi chuyển tới Hải Phòng năm 2022, HLV Chu Đình Nghiêm quyết định cho Việt Hưng thử sức ở vai trò tiền vệ cánh, rồi chuyển sang cầu thủ chạy cánh. Việt Hưng có tốc độ, sức rướn tốt cùng những pha rê dắt lắt léo, nhưng cũng có thể đá bó vào trung lộ khi cần bởi anh mang tư duy của một tiền vệ giữa.HLV Kim Sang-sik không cần một "công nhân" thuần túy chỉ biết chạy và tạt cánh, mà cần nhiều hơn ở tư duy chiến thuật, khả năng đọc thế trận và chọn vị trí để quán xuyến tốt hành lang biên. Trong sơ đồ 3 trung vệ, vị trí chạy cánh là mấu chốt thành công. Việt Hưng là ứng viên sáng giá mà ông Kim sẽ thử nghiệm triệt để đến khi tìm được đáp án. Ở cánh phải, HLV Kim Sang-sik cũng áp dụng cách dùng người luân phiên với Vũ Văn Thanh (5 trận) và Trương Tiến Anh (4 trận) tại AFF Cup 2024. Mỗi cầu thủ có một điểm mạnh, khi Văn Thanh mạnh ở khả năng tấn công với khả năng leo biên hỗ trợ tấn công, bó vào trung lộ phối hợp và sút xa tốt. Ngược lại, Tiến Anh nhỉnh hơn trong phòng ngự nhờ sự bền bỉ, cần mẫn như "động cơ vĩnh cửu", có thể lên xuống miệt mài, đảm bảo giữ vị trí để phối hợp.Việc lựa chọn Tiến Anh hay Văn Thanh đá chính sẽ phụ thuộc vào thế trận và đối thủ, thay vì phân định ai hay hơn ai. Ở đợt tập trung này, Văn Thanh và Tiến Anh sẽ tiếp tục cạnh tranh nhau. Đó là triết lý của HLV Kim Sang-sik, luôn xoay chuyển linh hoạt như khối rubik đa diện để đối thủ không thể nắm bắt, đồng thời thay đổi nhân sự để đảm bảo các cầu thủ phải nỗ lực hết mình. Nguyên tắc huấn luyện linh hoạt của thầy Kim sẽ giúp đội tuyển Việt Nam khó lường, không chỉ ở cánh, mà còn ở các vị trí còn lại trên sân.
Khán giả 'hoảng hốt' với show diễn hóa trang, có đại diện đến từ Việt Nam
Ngày 25.2, thông tin từ UBND P.Hà Khẩu (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết, các cơ quan chức năng địa phương này đang phối hợp làm rõ vụ trâu "điên" xổng chuồng tấn công nhiều học sinh đang trên đường đi học.Theo thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra khoảng 6 giờ 30 ngày 25.2, tại QL279, người dân kinh hoàng chứng kiến một con trâu có biểu hiện điên loạn trên đường và bất ngờ tấn công một nữ sinh đang trên đường đi học. Phát hiện sự việc, người đàn ông điều khiển xe ô tô lao tới xua đuổi con trâu để cứu cháu bé. Rất may, nữ sinh chỉ bị xây xát phần mềm. Cũng theo một số người dân, trước đó, con trâu này đã tấn công nhiều học sinh khác và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường.Trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo UBND P.Hà Khẩu (TP.Hạ Long), cho biết ngay sau khi xảy ra sự việc, các lực lượng chức năng địa phương đã vào cuộc, đồng thời phối hợp với người dân khống chế con trâu nói trên. Con trâu được xác định là của ông Đỗ Văn Thanh (trú tại tổ 57, khu 6, P.Hà Khẩu, TP.Hạ Long) nuôi tại nhà. Sau khi xổng chuồng, con trâu đã lao ra ngoài tấn công nhiều học sinh.Ngay trong ngày 25.2, các học sinh bị trâu "điên" tấn công đã được đi thăm khám, đồng thời các cơ quan chức năng đang lập biên bản để xử lý chủ con trâu gây ra vụ việc.
Các cần thủ tập trung ở giải nội bộ Báo Thanh Niên
50 năm vụ Watergate: từ miếng băng keo đến bê bối khiến Tổng thống Nixon từ chức
So với quy định trước đây tại luật Giao thông đường bộ (GTĐB), điểm khác biệt là luật mới "khống chế" tổng thời gian lái xe trong một tuần không quá 48 giờ.Anh Nguyễn Trung (trú Ninh Bình), có gần 5 năm lái xe đầu kéo, cho rằng nghề tài xế lái nhiều thì thu nhập đảm bảo, lái quá ít thì thu nhập bấp bênh. Anh ủng hộ việc siết chặt quy định về số giờ lái xe nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; nhưng nếu quy định cứng 48 giờ một tuần thì việc chấp hành là không hề dễ dàng."Tắc đường, nhất là những ngày cận tết, hoặc gặp một vụ tai nạn khiến giao thông ùn ứ chẳng hạn… khiến xe phải "chôn chân" trên đường; chưa kể sau 4 tiếng phải dừng nghỉ nhưng không thể, vì không có trạm dừng nghỉ hoặc đang tắc đường", anh Trung nói.Ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Minh Thành Phát (xe Sao Việt), Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP.Hà Nội, cũng nói quy định lái xe tối đa 48 giờ mỗi tuần là "rất khó" để chấp hành. Trước đây, luật GTĐB chỉ quy định thời gian lái xe tối đa một ngày là 10 giờ, vì thế mỗi tuần tài xế của hãng thường lái xe khoảng 70 giờ. Số giờ này vừa đảm bảo thu nhập cho tài xế, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN).Theo ông Bằng, lái xe là một nghề chuyên nghiệp, nếu "đóng khung" thời gian làm việc như hành chính sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Ông mong muốn cơ quan quản lý có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, nhu cầu của tài xế và DN vận tải.Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN Nguyễn Văn Quyền chỉ ra nhiều "biến số" ảnh hưởng đến thời gian lái xe của tài xế. Điển hình như hệ thống đường bộ chưa đồng bộ, thường xảy ra tình trạng ùn tắc… Một số tuyến cao tốc chưa có trạm dừng nghỉ, nhất là trục cao tốc Bắc - Nam, xe phải chạy liên tục đến khi ra khỏi cao tốc mới có thể tìm được điểm dừng nghỉ.Những yếu tố khách quan nêu trên dẫn đến người điều hành vận tải và người lái xe không hoàn toàn làm chủ được thời gian lái xe; người lái xe và cả DN đều có thể bị xử phạt.Cũng theo ông Quyền, các DN kinh doanh vận tải đường dài, như tuyến Bắc - Nam, Tây Bắc… thông thường bố trí 2 lái xe. Nếu áp dụng theo quy định tại luật Trật tự, an toàn GTĐB, các DN phải bố trí 3 lái xe. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động DN mà còn rất khó thực hiện, vì theo thiết kế của ô tô đầu kéo chỉ có 2 ghế và quy định chỉ được 2 người ngồi (kể cả xe có thiết kế giường nằm).Ông Nguyễn Văn Quyền cho biết, mới đây Hiệp hội Vận tải ô tô VN và Hiệp hội Logistics Hà Nội đều có văn bản kiến nghị gỡ vướng quy định liên quan đến số giờ lái xe của tài xế kinh doanh vận tải.Ban đầu, Hiệp hội Vận tải ô tô VN đề nghị nâng thời gian lái xe tối đa trong một tuần lên 55 - 60 giờ, sau đó đề nghị nâng lên 70 giờ. Hiệp hội này dẫn chứng tại Liên minh châu Âu (EU) quy định số giờ lái xe tối đa của người lái ô tô là 56 giờ/tuần, ở Mỹ từ 60 - 70 giờ/tuần, Nhật Bản khoảng 60 giờ/tuần…Theo ông Quyền, đa số các quốc gia trên đều có chất lượng hạ tầng giao thông tốt hơn VN, thời gian được phép lái xe đều cao hơn 48 giờ mỗi tuần. Căn cứ vào chất lượng hạ tầng giao thông của VN, hiệp hội kiến nghị nâng thời gian lái xe như đã nêu, đồng thời chỉ xử phạt khi thời gian lái xe liên tục và trong một ngày vượt quá 10% quy định.Trong khi đó, Hiệp hội Logistics Hà Nội dẫn số liệu khảo sát cho thấy thời gian lái xe liên tục trong một tuần của tài xế kinh doanh vận tải ở VN hiện nay khoảng 60 - 65 giờ (vận tải đường ngắn dưới 300 km) và trên 65 giờ (vận tải đường dài trên 300 km). Việc quy định tối đa 48 giờ mỗi tuần khiến số giờ làm việc của lái xe bị giảm khoảng 20 - 30%, thu nhập giảm, giá cước vận tải tăng… Hiệp hội này kiến nghị điều chỉnh số giờ làm việc của lái xe lên 65 giờ một tuần, đồng thời chưa tiến hành xử phạt lái xe, DN trong thời gian tới để xem xét, điều chỉnh thời gian làm việc của lái xe cho phù hợp hoàn cảnh thực tế.Đại diện Cục CSGT Bộ Công an cho biết, quy định về thời gian lái xe nhằm bảo đảm các quy định có liên quan của bộ luật Lao động cũng như Công ước Vienna về GTĐB. Trong đó, bộ luật Lao động quy định thời gian làm việc bình thường của người lao động tại VN không quá 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần.Theo đại diện Cục CSGT, sau 4 tiếng lái xe liên tục, người lái xe có thể nghỉ ngơi khoảng 15 phút và được phép lái xe tiếp tục hành trình. "Khi lái tập trung quá lâu với thời gian trên 4 tiếng liên tục, theo nguyên lý sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Việc nghỉ ngơi giúp hệ thần kinh ngắt tình trạng căng thẳng, giúp tái tạo sức lao động", vị đại diện CSGT nhận định.Đại diện Cục CSGT cho rằng, trong các tình huống bất khả kháng như tắc đường hoặc điểm dừng xe nghỉ ngơi không đảm bảo…, tài xế có thể tiếp tục hành trình để thoát khỏi khu vực đó. Khi xem xét các tình huống, CSGT sẽ tính toán thêm các yếu tố liên quan, không chỉ tập trung vào xử phạt. Tuy nhiên, người lái xe sau khi thoát khỏi khu vực bất khả kháng, cần thực hiện ngay việc nghỉ ngơi, tránh lạm dụng để cố lái xe.Đại diện Cục CSGT cũng khuyến cáo cơ quan chức năng sẽ tập trung kiểm soát các lái xe đường dài sao cho họ có sự chủ động, lường trước và tính toán về thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đúng quy định.Theo quy định tại Nghị định 168/2024, tài xế ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ nếu lái xe quá thời gian quy định hoặc không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục sẽ bị phạt tiền 3 - 5 triệu đồng. Hình phạt bổ sung là trừ 2 điểm giấy phép lái xe. Ngoài ra, chủ xe để cho tài xế của mình lái xe liên tục quá thời gian quy định, cũng sẽ bị xử phạt 4 - 6 triệu đồng (cá nhân) và 8 - 12 triệu đồng (tổ chức). CSGT sẽ kiểm soát dữ liệu từ camera hành trìnhTheo quy định tại luật Trật tự, an toàn GTĐB, ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình; ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của tài xế) kinh doanh vận tải, ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.Cục CSGT cho biết, kể từ 1.1.2025, lực lượng CSGT được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe. Việc này nhằm phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn GTĐB và xử lý hành vi vi phạm, quản lý nhà nước về vận tải đường bộ. Dữ liệu cũng sẽ được kết nối, chia sẻ với Cục Đường bộ VN (Bộ GTVT), sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và các cơ quan có liên quan theo quy định pháp luật.